Tông Huấn “Giáo Hội tại Âu Châu”

 Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tài liệu của Tòa Thánh Rôma VIS được phổ biến ngày 30/6/2003, tuy nhiên, căn cứ vào toàn bản Tông Huấn, người dịch đã thêm các số đoạn và đã lấy thêm một số câu khác trong cùng văn kiện này để người đọc có thể hiểu rõ hơn những câu trích dẫn trong bản văn tóm gọn bức Tông Huấn rất hay và hợp thời đây).

Nhập Ðề

Chương I

Chương II

Chương III

Chương IV

Chương V

Chương VI

Tổng Kết

 

Ban hành

Thứ Bảy 28/6/2003, ĐTC đã ký ban hành Tông Huấn “Ecclesia in Europa”, hoa trái của Thượng Nghị Giám Mục Âu Châu 1-23/10/1999 với 179 vị tham dự về chủ đề “Chúa Giêsu Kitô, Sống Động trong Giáo Hội của Người, Nguồn Mạch Hy Vọng cho Âu Châu”.

Trong bài diễn từ của mình, mở lời, căn cứ vào chủ đề của Thượng Hội Giám Mục Âu Châu lần hai này, ĐTC đã nói rằng:

“Chúa Kitô đang sống động trong Giáo Hội của Người xuất phát từ lịch sử hai ngàn năm Kitô giáo. Từ những bờ biển phía Đông của Địa Trung Hải, sứ điệp Phúc Âm được truyền bá khắp đế quốc Rôma, rồi trở thành một phần của nhiều lãnh vực về chủng tộc và văn hóa hiện hữu ở lục địa Âu Châu đây. Giáo Hội, với danh xưng chính xác là ‘công giáo’, đã truyền đạt một sứ điệp duy nhất phổ quát của Chúa Kitô cho tất cả những lãnh vực ấy… Tin Mừng đã và đang tiếp tục là nguồn sự sống cho Âu Châu. Nếu thực sự Kitô giáo, một tôn giáo không thuộc về bất cứ một thứ văn hóa nào, nhưng đối thoại với mỗi một văn hóa để hướng dẫn từng văn hóa tiến tới chỗ tốt đẹp nhất nơi mọi lãnh vực về kiến thức và tác hành của con người, thì các thứ căn gốc Kitô giáo đối với Âu Châu là những gì bảo đảm thực sự cho tương lai của nó. Một cây mất gốc có thể nào sống còn và phát triển được hay chăng? Hỡi Âu Châu, đừng quên lịch sử của mình nhé!... Tính chất tinh tuyền nơi yếu tính của Phúc Âm, tiếc thay, qua các thế kỷ, đã bị phóng uế bởi những giới hạn và tội lỗi của một số phần tử Giáo Hội. Bởi thế, trong Đại Năm Thánh 2000, Tôi cảm thấy cần phải trở thành người kêu gọi thứ tha, nhất là về một số những lần chia rẽ đau thương đã thực sự xẩy ra ở Âu Châu làm tổn thương cho Nhiệm Thể Chúa Kitô”. ĐTC đã kết luận Tông Huấn này “là một lời mời gọi (hết mọi người ở Âu Châu) hãy dứt khoát canh tân việc gắn bó mình với Chúa Kitô và Phúc Âm của Người. Chỉ có Chúa, lạy Chúa Giêsu Kitô, đang sống động trong Giáo Hội của Chúa, mới là nguồn hy vọng mà thôi!”.

Chiều Thứ Bảy cùng ngày 28/6/2003, tại văn phòng báo chí của Tòa Thánh đã có một buổi ra mắt Tông Huấn Giáo Hội Tại Âu Châu, với sự trình bày của hai vị Hồng Y Jan P. Schotte, C.I.C.M., và Antonio Maria Ruoco Varela, đương kim tổng thư ký của Thượng Hội Giám Mục Âu Châu và là TGM Maní Tây Ban Nha; ngoài ra còn có cả hai vị TGM Vincent Gerard Nichols ở Birmingham, Anh Quốc và Josef Miroslaw Zycinski ở Lublin Balan.

ĐHY Ruoco Varela nhấn mạnh đến chủ đề chính của bản văn kiện là hy vọng. Cùng với những bóng tối, vị hồng ý này nhận định “cũng có cả những dấu hy vọng ở Âu Châu nữa. Giáo Hội tin tưởng là Âu Châu có một kho tàng để cống hiến cho Âu Châu, thực sự là một kho tàng và là niềm hy vọng duy nhất của Âu Châu, đó là Chúa Giêsu Kitô. Nó là việc đóng góp tuyệt vời và đặc biệt nhất cho việc xây dựng Âu Châu. Kinh nghiệm đã cho thấy điều ấy, vì Giáo Hội đã từng đóng góp một cách chuyên biệt vào việc hình thành căn tính của Âu Châu. Nếu các thứ giá trị, những thứ giá trị đã có một chỗ đứng đối với thứ văn hóa nhân bản của Âu Châu, có nhiều gốc gác thì những thư ù ảnh hưởng ấy, về phương diện lịch sử, đã tìm thấy nơi Kitô Giáo sức mạnh để điều hòa, củng cố và phát triển chúng”.

ĐTGM Nichols nói về tầm quan trọng của bức tông huấn hậu thượng hội đối với các cộng đồng Công Giáo ở Đông Âu qua 3 khía cạnh, đó là “Lời phát biểu rõ ràng về một nhãn quan cùng với những mong đợi về cuộc hành trình Âu Châu của chúng ta, và phần đức tin Kitô giáo đóng góp vào đó; lời mời gọi Giáo Hội Công Giáo hãy hoán cải và canh tân trong niềm hiệp thông và truyền giáo; và mối liên hệ trước mắt giữa sinh hoạt chung của quần chúng và chính trị ở Âu Châu với đức tin hay các niềm tin của dân chúng Âu Châu”.

Bức Tông Huấn dài 130 trang này được phổ biến bằng 6 thứ tiếng, Ý, Anh, Pháp, Đức, Bồ và Tây, gồm có phần mở, 6 chương và phần kết. Sau đây là một số trích dẫn quan trọng thiết yếu từ bức tông huấn được ban hành vào thời điểm Khối Hiệp Nhất Aâu Châu đang hình thành bản hiến pháp của mình.